2016

Hướng dẫn giải một số bài PEPTIT khó  năm 2016 -Nguyễn Công Kiệt - Bookgol.com
Tài liệu gồm 28 trang 
Phần 1: Một số câu peptit trong đề thi thử các trường năm 2016.


Phần 2. Các câu peptit trong đề thi thử bookgol từ lần 1 đến 10 năm 2016.
Phần 3. Các câu peptit trong đề thi khảo sát của BOOKGOL năm 2016.
Nguồn : Nguyễn Công Kiệt

Ngày kia mình chia tay anh nhé ?
- Chia tay đi. Từ mai em được tự do. Yêu người khác và quên anh đi.
- Tại sao ạ. Anh đang đùa em phải không? Anh nói đi chỉ là đùa thôi đúng không???
***

Cô cố cười. Nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt tái nhợt. Nước mắt bất chợt trào ra. Mặn đắng. Đôi chân run run như trực quỵ xuống. Cô ngước mắt nhìn anh như chờ đợi 1 thứ gì đó.
- Là sự thật. Xin lỗi anh có người khác rồi.
Cô thật sự không tin nổi vào tai mình nữa. Người con trai ngày hôm qua còn ở bên cô. Còn đưa cô đi học đón cô về. Còn nói còn cười với cô. Ngày hôm nay lại nói có người khác. Cú shock quá lớn. Cô bàng hoàng, cô hoang mang. Kỉ niệm xưa chợt ùa về. Cô cắn chặt môi đến bật máu cố ngăn nước mắt đừng tuôn nữa. Nhưng không thể. Cái thứ chất lỏng ấy nó cứ trào ra thầm cả vào miệng cô. Mùi máu tanh xộc vào miệng. Cô đau....
Ngày kia mình hãy chia tay được không anh
Tiếng chuông điện thoại reo. Kéo cô về hiện tại
- Anh phải đi. Cô ấy đang đợi anh.
Anh nhìn vào điện thoại rồi lẳng lặng quay lưng. Bỏ mặc cô đứng đó.
Cô quay lưng về phía anh. Rồi chợt hét lên:
- Ngày kia chúng ta hãy chia tay nhé. Được không anh..
- Để làm gì hả em. Anh đã bảo quên anh đi mà. Ở bên nhau thêm nữa cũng chỉ càng thêm đau thôi
Anh quay lại nhìn cô ánh mắt lạnh lùng kèm theo chút thương hại.
- 1 ngày thôi. Em muốn được có một ngày làm người yêu anh thật sự. Anh không nhớ à. Anh ... anh chưa bao giờ hôn em mà...
Ánh mắt anh chợt xao động. Phải rồi trong 5 tháng yêu nhau anh đã bao giờ hôn cô đâu. Họ chỉ dừng lại ở những cái nắm tay những cái ôm. Thế là hết. Anh bảo khi nào được 1 năm anh sẽ hôn cô.
Anh thật kì quặc.
- Được rồi vậy anh sẽ cho em thêm 1 ngày.
- " Cảm ơn anh. Ngày mai chúng ta làm người yêu nhau nữa nhé. Em yêu anh" Cô nhìn anh, bờ môi mấp máy khẽ nói thật nhỏ rồi mỉm cười quay lưng bước đi.
- Alo, em chuẩn bị đi 10 phút nữa anh qua
- Vâng ạ
Cô cúp máy, mở tủ lấy ra bộ váy màu đen anh đã mua cho cô từ vài tháng trước. Búi mái tóc nâu lên thật cao. tô chút son hồng. Hôm nay trông cô rất dễ thương.
Có tiếng chuông cửa. Chắc là anh đến rồi
- Thằng Tuấn nó đến kìa con. Mẹ gọi với lên
- Vâng ạ. Con xuống ngay.
Cô xuống nhà chào mẹ rồi lên xe anh.
-Em muốn đi đâu
Anh hỏi. Vẫn giọng nói nhẹ nhàng ấm áp như trong kí ức của cô. Nhưng không còn cảm thấy sự yêu thương đã từng có. Luồn tay qua eo anh. Cô khẽ ôm anh thật chặt. Khóe mắt khô từ đêm qua giờ lại đẫm nước mắt. Từng giọt rơi xuống ướt 1 khoảng áo anh.
- Em khóc à
- Không ạ. E có khóc đâu mình đi công viên anh nhé!
- Ừ
.......
- Em muốn đạp vịt
- Lớn rồi 17 tuổi rồi chứ có còn trẻ con đâu
- Nhưng em muốn.
- Chịu em rồi. Ra chọn 1 con đi.
Thế là anh và cô đạp vịt lòng vòng quanh hồ. Mỏi cả chân. Anh đã vui hơn 1 tý. Cô cũng vậy. Tuy rằng thỉnh thoảng nhìn a lặng im như nghĩ về ai đó. Cô lại khẽ chạnh lòng nhưng được bên anh. Cô vui lắm.
Cả 1 buổi sáng anh bị cô kéo đi chơi đủ mọi thứ trong công viên.
Vào nhà ma cô ôm chặt lấy cánh tay anh cào cấu làm tay anh chảy cả máu.. Đi tàu siêu tốc cô ngồi bên cạnh anh tựa đầu vào ờ vai anh và... hét quên trời quên đất khiến anh k sợ mà cũng phát hoảng luôn... Rồi đi trà sữa đi ăn bánh kem. Cô tinh nghịch quệt kem lên mặt anh. Bị anh mắng cho cô chỉ lè lưỡi cười trừ. Cô như quên hết tất cả. Quên hết ngày mai. Quên mất là cô sẽ phải... xa anh...
- Anh đưa em đi biển được không?
Cô chợt hỏi.
- E thích đi sao
- Ừ anh không nhớ em đã tỏ tình với anh ở đâu à
- Ừ anh nhớ mà
Thế là họ ra biển. Anh phóng xe thật nhanh. Gió tạt vào mặt hai người. Đau rát!.Mất hai tiếng để họ ra đến biển. Nắng đã dịu dần và màu đỏ của hoàng hôn đang dần nhuốm lên mặt biển. Anh cầm tay cô kéo ra biển. Hai đôi chân chạy nhanh trên cát
- Anh ơiiiiiiiiiii!. Tặng anh này. Anh làm người yêu em nhé!
Anh quay lại nheo mắt nhìn cô. Nhìn hộp quà màu hồng gói vụng về trong tay cô. Cô nhoẻn miệng cười nhìn anh. Nụ cười trong veo như nắng mùa thu. Không có nỗi buồn. Không có lo âu. Chỉ có đôi mắt to long lanh như chứa cả bầu trời trong veo đầy nắng thu.
Giờ đây trong mắt anh. Cô bé Giang ngày nào lại xuất hiện. Cô bé lớp dưới ngây thơ mà ngốc nghếch như con nít mà anh đã từng đã từng yêu rất nhiều,
- Ừ, tôi sẽ làm người yêu của cô nhóc hậu đậu được chưa nào
Anh bật cười xoa đầu cô. Y hệt 5 tháng trước. Nhẹ nhàng và ấm áp. Dù nụ cười đã không còn chứa nhiều yêu thương như ngày ấy. Nhưng cũng làm cô bớt đau.
Cô đã từng nghĩ mình nên ích kỉ. Cứ thủ đoạn đi biết đâu kéo được anh về bên cô. Nhưng tối qua khi nhìn thấy anh và người con gái ấy trong công viên cô lại không nỡ làm. Cô ấy thật sự rất xinh đẹp. Làm sao cô nỡ cướp đi hạnh phúc của anh đây...
Anh trầm lặng nhìn về phía biển..Những lọn tóc bay xòa trong gió. Nắng chiếu trên khuôn mặt điển trai. Trong hoàng hôn anh đẹp lạ kì. Nhưng trong đôi mắt kia hằn lên những nét do dự và lo âu. Phải rồi nếu anh bỏ rơi cô gái đang ở bên anh này. Liệu cô có còn vui tươi nữa không cô có còn hồn nhiên như cô của 5 tháng trước. Hay là...
Anh sợ cô lại khóc như hôm qua. Sợ những giọt nước mắt long lanh như pha lê kia. Nhưng anh cũng sợ những giọt nước mắt ấy làm anh yêu mềm. Người con gái mà anh mới gặp mới yêu. Cũng khiến anh xao động. Anh thấy cô ấy mong manh và dễ vỡ. Anh thấy cô ấy quá hồn nhiên. Và cô ấy mang cho anh 1 cảm giác lạ, lạ hơn khi ở bên Giang. Rời bỏ cô ấy anh thật sự k thể nghĩ đến nữa....
Đôi bàn tay nhỏ bé của cô luồn qua eo anh. Một cái siết nhẹ. Cô đang ôm anh. Cái ôm đầy ấm áp nhưng run rẩy. Giống như cô đang sợ anh bị gió cuốn đi mất. Cô áp mặt vào lưng anh. Tấm lưng vẫn rộng như ngày nào nhưng nốt ngày hôm nay đã không còn là của cô. Nước mắt lại rơi ướt đầm áo anh.
- Anh hôn em 1 lần có được không?
Cô hỏi mà giọng nói nghẹn ngào.
Anh quay lại, nhìn thẳng vào cô. Vệt nước mắt trên má vẫn còn nguyên. Anh khẽ gé sát mặt và hôn cô. Hai bờ môi chạm nhau. anh thấy cánh môi cô run rẩy. Anh cảm thấy vị ngọt và cả cái mặn chát.
Nước mắt cô và anh hòa vào nhau thầm vào miệng. Nóng và mặn. Họ chỉ chạm môi nhau. Không phải nụ hôn kiểu pháp nhưng cô cảm thấy chưa bao giờ hạnh phúc như thế. Nụ hôn đầu tiên lãng mạn y như cô từng nghĩ. Có biển có nắng có gió và có anh. Khi họ rời nhau cô khẽ kiễng chân lên và hôn vào má anh. Cô mỉm cười và
- Về thôi anh. Tối nay ngủ thật ngon và nhớ nhắn tin cho em nhé. Ngày mai mìh chia tay anh nha.
Cô và anh về thành phố. Trong mắt cô mọi thứ cứ như nhòa dần đi trong hai hàng nước mắt. Nhưng cô không muốn bật ra tiếng. Cô thực sự đau lắm. Đau đến nỗi tim như bị ai cứa đứt từng mạch máu. Lồng ngực căng chặt lên như sắp nổ tung. Cô k thể nào thở nổi nữa. Nhìn anh thế này cô chỉ muốn ngày mai ngày kia rồi đến hết đời ông trời sẽ cho cô được gần bên anh.
- Chờ anh 1 chút nhé?
Câu hỏi của anh đánh tan suy nghĩ trong đầu cô. Đưa tay lên lau vội nước mắt cô gật đầu.
- Vâng ạ
Anh dừng xe trước 1 của hàng hoa. Vào và ra chỉ trong 5 phút. A tặng cô 1 bó hoa hồng trắng. Loài hoa cô thích nhất. Trong trắng và thuần khiết. Cô nhận lấy bó hoa và cười rất tươi. Đã lâu rồi anh chưa có mua quà cho cô. Coi như đây là món quà cuối chắc cũng đúng. Dù sao cũng có chút gì đó làm kỉ niệm ngày cuối ở bên anh. Hôm nay cô đã vô cùng hạnh phúc. Chẳng phải trong cuốn truyện nào đó nhân vật nữ chính có nói là " hạnh phúc hưởng thụ 1 lần là đủ rồi sao ". Cô cũng cảm thấy đủ rồi...
- Anh Tuấn....
Có ai đó gọi anh. Cô và anh cùng nhìn sang đường theo phía người gọi. Bên kia đường 1 người con gái tóc dài. Khuôn mặt thiên thần đang nhìn anh mỉm cười. Đúng là cô gái ấy rồi. Cô nhìn thấy anh khẽ cưởi mỉm, ánh mắt tràn đầy ôn nhu dướng về phái cô ấy. Trông họ thật hạnh phúc Nhìn bó hoa hồng trắng trên tay cô chợt bật cười. Bó hao này có lẽ hợp với ng con gái kia hơn
-Bíp bíp....
Bỗng từ phía sau có tiếng còi xe. Chiếc xe tải chỉ còn cách cô gái kia 5m. Cô gái đứng sững lại..
- Như, tránh xa mau....
Anh hét lên bất lực. Cô gái ấy vẫn không nhúc nhích. Đôi chân như bị chôn dưới đất. Nét mặt trắng bệch hoảng sợ. Lẽ nào cô ấy sẽ rời xa a sao. Bông hoa thủy tinh nhỏ bé này. Anh nắm chặt tay cố lao sang đường.
-Kittttttttttttttt. Rầmmmmmmmmmmm.........
Tiếng phanh xe chói lọi. Anh chết sững giữa dòng xe. Những tưởng người con gái ấy sẽ rời xa nhưng cô gái ấy đang ngã sõng xoài bên kia đường. Mà trước bánh xe tải là một thân thể khác. Cô gái quen thuộc đã từng làm người yêu anh 5 tháng. Cô đã lao ra đường mặc kệ dòng xe hối hả chỉ để cứu cô gái đã cướp đi người con trai cô yêu.
Đầu gối anh dường như sắp quỵ xuống. Anh mở to mắt nhìn cô. Anh thấy máu, những dòng máu đỏ tươi chảy ra từ thân thể bất động của cô. Màu trắng của những cánh hoa thấm đãm máu. Anh bàng hoàng chạy lại ôm cô. Khuôn mặt sợ hãi hiện rõ từng nét
- Em à em đừng đùa anh mà. Em chỉ là bị ngã thôi phải không em dậy đi mà dậy đi. Anh sẽ cho em thêm 1 ngày nữa.Ngày kia ừ ngày kia chúng mình sẽ chia tay nhé. Em dậy đi có đc không. Anh sẽ lại hôn lên môi em nhé. Sẽ không để nước mắt em rơi đâu mà. Em ngốc thế sao em lại ngốc thế hả Giang.
Anh khóc lần đầu tiên anh khóc vì cô. Nước mắt rơi cả trên khuôn mặt cô.
- Anh ....ơ...i...
Đôi mắt cô mở hờ..nhìn anh nhìn khuôn mặt đang hốt hải lo cho cô kia. Cô khẽ cười
Anh mừng rỡ. Ôm chặt cô
- Nói ...yêu.... em ...1... lần đi anh
Giọng cô thều thào. Bàn tay cô nắm bàn tay anh nhưng k còn chặt..
- Đúng rồi, anh yêu em anh yêu em nhiều lắm Giang ạ. Anh xin lỗi em anh sẽ không khiến em buồn nữa đâu. Em đừng làm sao nhé. Chúng ta đến bệnh viện được k em.
- Muộn rồi anh à. Ngày mai mình chia tay anh nhá. Anh phải thật hạnh phúc bên cô gái ấy. Em yêu anh ngốc à....
Những ngón tay cô dần rời khỏi bàn tay a. Đôi mắt vừa mở khép dần. Giọt nước mắt cuối vương lại trên gò má. Đè lên nụ cười yếu ớt còn đọng trên môi. Nhịp tim không còn đập... Cô đã đi rồi.... Tìm đến tử thần để giành lại người con gái anh yêu cho anh được hạnh phúc. Cô quyết định hi sinh mạng sống cho người con gái a yêu.
Mong rằng bên kia thế giới cô cũng sẽ tìm được 1 người giống như anh. Và nhất định cô sẽ không để anh vụt mất... Vì cô yêu anh rất nhiều. Yêu từ ánh mắt đầu tiên cho đến khi cô mãi mãi chẳng được nhìn thấy anh.....
Có những câu nói đã nói ra ... sẽ đọng lại trong bạn mãi mãi ....

Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là diễn biến chính làm nên một bước ngoặt lớn đầy kịch tính về cuộc đời và tâm lý nhân vật. Qua đó ta thấy được hiện thực được phơi bày một cách chân thực và đầy bi kịch, cùng tài năng và tấm lòng của tác giả Nam Cao. Cùng Blog Làm văn nghị luận điểm qua các ý chính và cách diễn đạt nhé.

Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Là một cây bút xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc và độc đáo không lẫn vào đâu được. Trong đó, "Chí Phèo" là kiệt tác về đề tài người nông nhân trước Cách mạng tháng tám của ông. Qua nhân vật trung tâm của tác phẩm - Chí Phèo - Nam Cao đã vẽ nên một hiện thực về người nông dân trong xã hội cũ, bị tha hóa nhân cách làm người. Thế nhưng, qua đó, câu chuyện về nhân vật đã gieo vào lòng người đọc niềm tin đối với người lao động bất hạnh, đồng thời nói lên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

1. Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo:

nông dân lương thiện -------------> lưu manh ---------------> quỷ dữ

1.1 Từ người nông dân lương thiện ----> lưu manh:

- Chí vốn là một thằng không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, bạn bè,,, Cả một thời niên thiếu sống bơ vơ: "đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ". Lớn lên đi làm canh điền cho cường hào trong vùng. Lúc ấy Chí vẫn là một nông dân lương thiện, khỏe mạnh về thể xác và lành mạnh về tâm hồn - một con người "hiền như đất", giàu lòng tự trọng và biết phân biệt tình yêu cao thượng và nhục dục thấp hèn. Chí từng mơ ước một gia đình "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" - một ước mơ giản dị và rất người. Tuy nhiên, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù, bắt đầu một quá trình tha hóa một con người. Nhà tù vốn là nơi để người có tội chuộc lỗi, là công cụ cải tạo con người. Vậy mà nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào, ác bá, giết chết đi phần người trong Chí Phèo, để Chí mãi trượt dài trên dốc của sự tha hóa.
- Trở về sau 7,8 năm tù, Chí Phèo trở thành một "người ngoài" ở làng Vũ Đại vì sự đáng sợ toát lên ở vẻ ngoài: "Cái đầu trọc lốc... trông gớm chết!". Không chỉ biến dạng về diện mạo, hình hài đến trang phục, tính tình cũng khác: "Hắn mặc cái quần nái đen... trông gớm chết". Và Chí, giữa cái xã hội mà ai cũng nghĩ "chắc nó trừ mình ra", lạnh lùng xa lánh hắn, hắn uống rượu, chửi bới, dọa đốt quán, rạch mặt ăn vạ... Hắn đã trở thành một phần tử lưu manh một cách mù quáng.

1.2 Từ một kẻ lưu manh ----> quỷ dữ làng Vũ Đại:

- Không dừng ở đó, dưới bàn tay quỷ quyệt của Bá Kiến, Chí Phèo đã trở thành một công cụ gây tội ác trong mắt người dân làng Vũ Đại.
- Người đẩy Chí vào bước đường ấy là Bá Kiến, vậy mà chẳng những Chí Phèo không thể đòi lại công bằng cho mình mà còn trở thành một tên tay sai, một thứ công cụ: "hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì người ta sai hắn làm...". "Hắn tác quái cho bao nhiêu dân làng, phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện... ".
- Và cứ như thế, Chí Phèo trượt dài trong sự tha hóa, bản thân mình nhân hình bị hủy hoại, nhân tính bào mòn, càng ngày càng dấn sâu vào tội ác, vực thẳm của đau thương và tội lỗi, bị chính kẻ thù lợi dụng và trượt dài trên con đường tha hóa, không lối thoát.
=> Tấn bi kịch đầy nghịch lý, vừa là nạn nhân của bọn cường hào, ác bá, vừa là con quỷ dữ của làng, bị mọi người xa lánh, ngoảnh mặt. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao đã vạch trần hiện thực trước mắt người đọc, đó là sự cùng quẫn của hoàn cảnh sống, sự nham hiểm, độc ác của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn, sự phi nhân tính của nhà tù thực dân và định kiến của đồng loại đối với những con người cùng đinh, khốn khổ như Chí Phèo. Chính xã hội phi nhân tính đã đẩy con người vào con đường lưu manh, tha hóa.

2. Quá trình thức tỉnh:

2.1 Sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo sống lại với những cảm xúc đầy nhân tính:

- Lần đầu tiên sau những cơn say vô tận, "hắn tỉnh" và nhận ra cuộc sống xung quanh qua những âm thanh: "Tiếng chim hót... cá...". Những âm thanh cuộc sống rất thực ngoài kia đang đánh thức hắn, kéo hắn ra khỏi những ngày tháng u mê, tăm tối, gợi nhắc đến mơ ước rất người mà hắn từng ấp ủ. Chí cũng nhận ra bản thân mình "hình như đã trông thấy trước... và ốm đau".
- Chí thức tỉnh và sống lại với những cảm xúc rất người cùng ý thức cũng đã trở lại trong hắn.

2.2 Sự chăm sóc của Thị Nở làm tâm hồn Chí Phèo thực sự hồi sinh:

- Đó là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà, bằng một bát cháo hành giản dị, chân thành của Thị Nở. Đó là bát cháo từ bàn tay ấm nóng tình thương làm "hắn rất ngạc nhiên", "hết ngạc nhiên hắn thấy mắt hình như ươn ướt".
- Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức trong Chí những tình cảm lành mạnh, những cảm xúc rất người. Hắn khóc. Bởi vì "đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho", hắn được cư xử như một con người. Trước đây, muốn được ăn, hắn toàn phải dọa nạt, giật cướp, phải rạch mặt ăn vạ... Hắn nhận bát cháo hành bốc khói mà "bâng khuâng", vừa "vui" vừa "buồn", vừa "có một cái gì đó như là ăn năn". Những cảm xúc con người đã thức dậy trong tâm can của Chí Phèo. Chính hương vị cháo hành - thứ hương vị của tình thương chân thành và cảm động. Hạnh phúc giản dị mà thấm thía lần đầu tiên Chí được nhận lấy đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay: "Trời ơi! Hắn thèm lương thiện... thân thiện của những người lương thiện." Quả là kì diệu. Cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lương thiện bị vùi dập lâu nay lại bừng sáng trong tâm hồn Chí Phèo.

2.3 Sự thức tỉnh về quyền làm người và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện:

- Thế mà, sự xuất hiện của Thị Nở chỉ như một tia chớp lóe lên rồi vụt tắt trong cuộc đời Chí Phèo. Hình ảnh người đàn bà ấy như một cách để Nam Cao soi rọi ánh sáng lương thiện vào tâm hồn Chí Phèo để làm hồi sinh những phẩm chất người trong hắn.
- Trong lúc tưởng chừng như hạnh phúc đã thuộc về mình, hắn cay đắng nhận ra rằng mình "không thể làm người lương thiện được nữa", Thị Nở từ chối hắn, mọi người từ chối hắn. Bởi hắn chỉ là "một thằng không cha... ăn vạ". Hắn đã gây ra bao bất hạnh cho bao người. Mọi nẻo đường để quay về một cuộc sống bình dị, lương thiện đã bị khép chặt. Hắn thức tỉnh nên ý thức rất rõ bi kịch của cuộc đời mình, thấm thía và đớn đau.
- Hắn tìm đến rượu, nào ngờ đâu không làm hắn say mà "càng uống càng tỉnh". Cái tỉnh của Chí là cái tỉnh của một con người với nỗi đau quá lớn và ý thức rất rõ về cuộc đời mình trong sự bất lực, buông xuôi. Sự từ chối của Thị Nở đã khép lại bao hy vọng của hắn. Hơn bất cứ lúc nào, hắn cảm thấy nỗi bất hạnh to lớn đè nặng tâm hồn mình, để rồi chỉ có thể bất lực mà "ôm mặt khóc rưng rức".
- Không còn con đường nào khác, Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến. Chí ý thức rất rõ tình cảnh của mình. Đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo muốn đòi "lương thiện", đòi quyền làm người - một con người đúng nghĩa. "Tao muốn làm người lương thiện... nữa". Những vết cắt của tội lỗi đã hằn trên khuôn mặt hắn, hắn biết rằng đã quá muộn màng để quay đầu. Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến nhưng hắn không để mình trở lại cuộc sống của một quỷ dữ như trước nữa. Và lưỡi dao oan nghiệt cũng đã kết thúc một kiếp người khốn khổ. Cái chết Chí Phèo đầy uất hận nhưng đó là nỗi khao khát của người nông dân bị tha hóa, muốn được lương thiện. Chí Phèo chết bởi hắn khao khát lương thiện nhưng định kiến xã hội đã không chừa cho hắn cơ hội. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về chính mình và bi kịch bị từ chối ấy.

3. Đánh giá:

- Miêu tả quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Tác phẩm là tiếng nói đanh thép, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã xô đẩy bao con người lương thiện đến tận cùng của sự tha hóa. Tác phẩm còn là niềm tin yêu vào những người lao động cùng khổ: Xã hội dù đã hủy hoại nhân hình nhân tính của con người nhưng bản chất ốt đẹp và khát vọng làm người của họ vẫn hiện hữu.
- Thể hiện quá trình tha hóa và thức tỉnh, Nam Cao đã thể hiện bản lĩnh của một cây bút hiện thực sắc sảo, tạo nên một hình tượng nghệ thuật đa diện có sức sống nội tạng, để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả.
=> Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo được nhà văn Nam Cao thể hiện hết sức thành công bằng biện pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một cây bút văn học hiện thực xuất sắc cùng với cảm xúc của một trái tim "sống đời, trải đời" giàu tình thương với con người và cuộc sống, làm cho "người gần người hơn".

Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó ?
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…




Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”. Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.


Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.


Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…


Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.


Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.


“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.



Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ- tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô sông của tuổi trẻ “ sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nứơc như lời dặn của Bác: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn : “ Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xong pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó.Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc.Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “ cùng nhau giữ nước” và nối tiếp , kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước.Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phũ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành.. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc nhằn.Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được.Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụn bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình.Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc.Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nũa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này.Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình sứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

I – Gợi dẫn
1. Thể loại




Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa. Cáo được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố cuộc bình Ngô thắng lợi với thiên hạ.


Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu còn gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi ; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu có năm đặc điểm :


– Ngôn ngữ đối ngẫu : các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại ;


– Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau ;


– Có vần điệu, bằng trắc hài hoà ;


– Sử dụng điển cố ;


– Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.


Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, 14 chữ rất đa dạng.


2. Tác giả


Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, quê gốc làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha ông là Nguyễn ứng Long, một học trò nghèo, đỗ Thái học sinh đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là vị anh hùng toàn đức, toàn tài nhưng cũng là người chịu nỗi oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử. Hết mình phục vụ và giúp đỡ nhà Lê từ khi Lê Lợi khởi nghiệp ở Lam Sơn đến khi triều đình thịnh vượng nhưng ông lại bị chính triều đình ấy tru di cả ba họ.


Năm 1427, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhiều quan đại thần (trong đó có Nguyễn Phi Khanh) bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, muốn đi theo cha để phụng dưỡng. Nghe lời cha khuyên nhủ, Nguyễn Trãi đã ở lại, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn để đền nợ nước, trả thù nhà.


Trong đoàn quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trở thành một vị quân sư kiệt xuất. Ông còn dùng ngòi bút của mình để lung lạc ý chí chiến đấu của kẻ thù. Những bức thư của ông trong Quân trung từ mệnh tập từng khiến cho Vương Thông cùng đám quân sĩ của hắn mất tinh thần để rồi cuối cùng phải quy hàng, chấm dứt mười năm đô hộ nước ta.


Khi đất nước thái bình thì Nguyễn Trãi lại gặp hoạ. Với bản tính trung thực, thẳng thắn, ông bị bọn quan lại nịnh thần ghen ghét. Nhân cái chết của Lê Thái Tông, chúng đã ghép ông vào tội giết vua khiến ông phải chịu cái chết rất thảm khốc vào năm 1442. Hơn hai mươi năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.


Những tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi còn lại với chúng ta ngày nay rất phong phú : ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,… đặc biệt là Bình Ngô đại cáo – một áng thiên cổ hùng văn, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta (sau bài Nam quốc sơn hà).


3. Bố cục


Bài cáo gồm năm đoạn :


– Đoạn 1 (từ Từng nghe đến Chứng cớ còn ghi) : Nêu luận đề chính nghĩa.


– Đoạn 2 (từ Vừa rồi đến …thần nhân chịu được ?) : Tố cáo tội ác của giặc.


– Đoạn 3 (từ Ta đây đến …lấy ít địch nhiều.) : Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp.


– Đoạn 4 (từ Trọn hay đến …chưa thấy xưa nay) : Quá trình kháng chiến đi đến thắng lợi.


– Đoạn 5 (phần còn lại) : Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


4. Cách đọc


Nhìn chung, giọng đọc toàn bài thể hiện giai điệu mạnh mẽ, hùng hồn của bản “Tuyên ngôn độc lập”, thể hiện tư tưởng nhân nghĩa cao cả, tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của dân tộc. Đặc biệt chú ý sự đăng đối giữa các câu văn biền ngẫu thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của giặc Minh.


II – Kiến thức cơ bản


Có thể nói : Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta sau Nam quốc sơn hà. Nhưng nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kì trung đại. Nguyễn Trãi viết Bình ngô đại cáo vào giữa lúc niềm vui của cá nhân hoà chung niềm vui lớn của dân tộc. Vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử ca. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo có thể được chia thành 4 mạch :


1. Niềm tự hào tự tôn dân tộc


Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận :


                                Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân


                                Quân điếu phạt trước lo trừ bạo


Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí làm người. “Nhân nghĩa” với Nguyễn Trãi là “yêu dân” và “trừ bạo”. Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đậm tính dân tộc.


Sau khi nêu nguyên lí “nhân nghĩa”, Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng, sang sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :


                                Như nước Đại Việt ta từ trước,


                                Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.


                                Núi sông bờ cõi đã chia,


                                Phong tục Bắc Nam cũng khác.


Tất cả đều mặc nhiên “vốn có” : từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc gia, về dân tộc. Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cho nguyên lí nhân nghĩa bằng chính “chứng cứ còn ghi” trong lịch sử. Sự thất bại của Triệu Tiết, Toa Đô, ô Mã làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa. Cũng đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật hoàn thiện và cũng đầy sắc sảo.


2. Lòng căm thù lũ giặc bất lương, tàn bạo


Cũng như đoạn văn trên, đoạn kể tội quân thù cũng ngắn nhưng sắc sảo. Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sục sôi.


Đoạn văn mở đầu, tác giả chỉ rõ :


                                Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,


                                Để trong nước lòng dân oán hận.


                                Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,


Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Lợi dụng việc Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã “thừa cơ gây hoạ”. Núp dưới bóng cờ “phù Trần diệt Hồ”, giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài “mượn gió bẻ măng”.


Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :


                                Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,        


                                Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.


như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.


Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :


                                Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,


                                Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.


Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).


Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :


                                Lẽ nào trời đất dung tha,


                                Ai bảo thần nhân chịu được ?


Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.


Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.


3. Âm điệu hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh


Tác giả tái hiện hình tượng người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khó :


Ta đây :


Núi Lam Sơn dấy nghĩa,


Chốn hoang dã nương mình


Nhưng cái lớn ở Lê Lợi chính là lòng căm thù giặc sâu sắc. Từ đó mà cái chí của người anh hùng là “tấm lòng cứu nước” như con thuyền lúc nào cũng “đăm đăm muốn tiến về Đông”. Cái chí khí ấy lại được rèn đúc qua những tháng ngày “quên ăn vì giận” để rồi ngay cả trong cơn mộng mị vẫn băn khoăn một nỗi niềm cứu nước. Hình ảnh Lê Lợi vì thế mà đã trở thành biểu tượng tập trung của lòng yêu nước, căm thù giặc “thề không cùng sống”.


Viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi chú trọng gợi lại những ngày tháng mà vị chủ tướng phải “nếm mật nằm gai”, “đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời”. Trong cảm nhận của người đọc, người chủ tướng Lam Sơn vừa vĩ đại lại vừa rất đời thường, gần gũi, tàng ẩn đằng sau sự miêu tả là một triết lí nhân sinh sâu sắc : mỗi người dân đều có thể hoá những anh hùng.


Đã có người dựng cờ khởi nghĩa nhưng những ngày đầu, nghĩa quân còn phải đối diện với biết bao gian khổ : thiếu nhân tài, thiếu binh lính, thiếu quân lương. Nhưng khi “tấm lòng cứu nước” trở thành lời giục gọi thì đội quân “manh lệ chi đồ” mà “phụ tử chi binh” đã “gắng chí khắc phục gian nan” để đến được những thắng lợi cuối cùng. Có lẽ trong việc dùng binh xưa, Lê Lợi là người nhìn ra sớm nhất và cũng đồng thời đánh giá cao nhất vai trò, sức mạnh của những người dân ở tầng lớp đáy cùng (những người manh lệ).


Đoạn văn như bản trường ca hào hùng về khí thế quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân. Một lần nữa, Nguyễn Trãi nhắc lại để khắc sâu nguyên lí nhân nghĩa :


                                Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,


                                Lấy chí nhân để thay cường bạo.


Lời văn dịch chưa thật sát ý. Trong nguyên bản, Nguyễn Trãi đề : “Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo”. Dưới ngọn cờ đại nghĩa, đội quân của nhà Lê lấy cái chí nhân để làm cho cường bạo phải đổi thay về bản chất chứ không phải cuộc khởi nghĩa chỉ làm một việc giản đơn (lấy chí nhân mà thay vào cường bạo). Câu văn trong nguyên tác thật sâu xa. Cái ác phải bị đổi thay và cái thiện, cái chính nghĩa phải làm cho cái ác phải đổi thay tận gốc.


Đoạn văn được viết sau nguyên lí nhân nghĩa là một đoạn hả hê, sảng khoái. Tiết tấu, âm điệu câu văn dồn dập, ồn ào như tiếng thác. Sự thay đổi đột ngột đó phù hợp với cái khí thế của quân ta đang lên như gió bão. Đoạn văn gợi hình dung toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc sống trong không khí của sử thi. Những chiến thắng của nghĩa quân liên tiếp như “sấm vang chớp giật”, như “trúc chẻ tro bay”… Theo đó thì sự thất bại của quân thù là tất yếu : “máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm”, “thây chất đầy nội ; nhơ để ngàn năm”. Hàng loạt những động từ mạnh kết hợp với nhạc điệu dồn dập, nhịp văn gấp gáp, hối hả gợi đầy đủ cái khí thế ào ào như vũ bão. Chính nghĩa lướt qua gian tà để cuốn phăng ra bể tất cả những tàn bạo, nhuốc nhơ.


Những mốc thời gian :


Ngày mười tám…


Ngày hai mươi…


Ngày hăm lăm…


Ngày hăm tám…


những cái “danh” không thể giấu nổi sự hèn nhát và nhục nhã : Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính, Vương Thông, Mã Anh… Tất cả làm nên một khung cảnh chiến trường tuy hỗn độn nhưng thế chủ động hoàn toàn đã thuộc về phe chính nghĩa. Quân giặc nhốn nháo, hãi hùng, mỗi tên mỗi vẻ vô cùng thảm hại. Nhưng nhân dân ta vốn ưa hoà bình, không thích cảnh binh đao :


                    Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng ;


                    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.


Quân giặc đã “tham sống sợ chết”, ta cũng chẳng cạn tình. Quan điểm “dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo” của Nguyễn Trãi chính được biểu hiện ở đây. Hành động nhân ái của ta càng tô thêm cái chính nghĩa và lòng nhân đạo sáng ngời của dân tộc Việt.


4. Cảm hứng về ngày độc lập và cảm hứng về tương lai của đất nước


Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay mặt Lê Lợi tuyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa qua. Từ đây dân tộc bước vào một thời đại mới. Độc lập, tự do và sự yên bình lại trở về trên mỗi miền quê. Đoạn văn dựa vào những quy luật tất yếu của tự nhiên mà khái quát thành những điều tất yếu trong xã hội. Xã hội phải đối diện với “những sự đổi thay” nhưng cũng như càn khôn “bĩ rồi lại thái”, như nhật nguyệt “hối rồi lại minh”. Và dường như cũng chỉ có như vậy ta mới thấu hết được cái ý nghĩa của hình ảnh đất nước trong gian lao, và mới hiểu thế nào là “muôn thuở nền thái bình vững chắc”. Đất nước đã thanh bình, hình ảnh đất nước trong tương lai vững vàng và tươi sáng : “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”.


Một áng “thiên cổ hùng văn” kết hợp hài hoà cái tinh tuý cá nhân và thời đại. Bằng một bút lực tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã tự bất tử hoá tác phẩm của mình, biến nó thành một tác phẩm “vô tiền khoáng hậu” – mãi mãi là bài ca giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.


III – Liên hệ


1. Cáo là hình thức văn chính luận, nên phải phản ánh được nội dung chính trị quy định một cách chặt chẽ, nhưng bài đại cáo này lại được Nguyễn Trãi viết theo thể tứ lục biến cách với đặc tính gợi tả qua nhiều hình tượng sinh động, và âm thanh phong phú, khiến cho bài văn có đoạn trầm hùng của khí thế xung trận, lại có đoạn lắng đọng trong niềm xúc cảm của tâm can… Nếu nói rằng tư tưởng chủ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là tư tưởng “đánh vào lòng người” (tư tưởng “tâm công”), thì nghệ thuật bài đại cáo này cũng đạt đến trình độ “đi vào lòng người”, đi vào tình cảm cao quý nhất của con người đất Việt, tình cảm yêu nhân nghĩa, yêu hoà bình qua sắc thái của ngôn từ. Đúng như Võ Khâm Lân, một nhân sĩ ở thế kỉ XVII, đã nhận xét, bài đại cáo này quả là “một áng thiên cổ hùng văn” (một bài văn có lời sắc bén vốn có xưa nay), nó là sự kết tinh của bút pháp anh hùng ca với bút pháp trữ tình, là sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính trị với yếu tố nghệ thuật.


Tất nhiên, trong áng hùng văn này, chúng ta cũng phải loại trừ một vài chi tiết mà ngày nay, có thể coi là chưa thích đáng, do hạn chế của thế giới quan tác giả thời bấy giờ, thí dụ, tác giả đã theo Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử kí xếp triều đại Triệu Đà vào triều đại khai sáng của dân tộc ta, hay ở phần cuối, khi nêu ra nguyên nhân thắng lợi, tác giả đã cho rằng : “Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy !”. Nếu cho rằng đó là một cách phát biểu để đề cao truyền thống yêu nước từ tổ tiên ta chuyển tới thì chắc hẳn cũng được, nhưng nếu nói là có một yếu tố thần kì có tính chất siêu hình quyết định sự thành công trọng đại này, thì hoàn toàn không đúng ; yếu tố thần kì đó thật ra chỉ là sức mạnh tổng hợp vật chất và tinh thần của quân dân thời khởi nghĩa Lam Sơn, là sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân trong khuôn khổ thời khởi nghĩa Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và bộ tổng tham mưu, trong đó có nhà thao lược xuất sắc Nguyễn Trãi.


Tuy nhiên, một vài tì vết nhỏ bé đó không làm mờ được ánh hào quang toả ra tự áng văn gần như “toàn bích” này…


 (Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập 1, Sđd)


2. Đại cáo bình Ngô từ bao đời được coi như một áng “thiên cổ hùng văn” nói lên khí phách anh hùng và tâm hồn cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam.


Đại cáo bình Ngô được thể hiện qua ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, trở thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông. Có thể nói Đại cáo bình Ngô là tác phẩm tập thể của toàn thể nhân dân ta dưới sự chỉ đạo tuyệt vời của lãnh tụ Lê Lợi. Nói như thế không có nghĩa là làm giảm giá trị của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô mà chính là đặt ông vào vị trí cao nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.


Nhà thơ chân chính của dân tộc không bao giờ chỉ là một con người ấp ủ và thổ lộ những tâm tư thầm kín của riêng mình. Nhà thơ chân chính phải là người ngày đêm sống với những lo âu, hoài bão và ý chí của dân tộc, để từ đó kết tinh lại trong tâm hồn và tác phẩm của mình những gì đẹp nhất, lớn nhất, sâu nhất của dân tộc. Nguyễn Trãi là nhà thơ như thế và chính ông là người đã nêu cao truyền thống ấy của những nhà thơ chân chính ở Việt Nam.


Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm vừa văn học vừa khoa học. Nó phân tích ta là ai, địch là ai, vì sao ta kiên cường chiến đấu, vì sao dân tộc ta luôn luôn chiến thắng và muôn đời bất diệt.


Đại cáo bình Ngô là tấm gương soi của đất nước Việt Nam, của con người Việt Nam. Nó là bản anh hùng ca về ý nghĩ, thái độ và việc làm của toàn thể nhân dân ta suốt đời này qua đời khác. Nó là tiếng vọng của ngàn xưa cho đến mai sau, mãi mãi nói lên rằng chúng ta, những người Việt Nam, chúng ta đã sống như thế, đang sống như thế và sẽ sống như thế.


Đại cáo bình Ngô chính là bản tuyên ngôn về lẽ sống của chúng ta.


 (Vũ Khiêu, Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi,


                                                                     NXB Văn học, 1980)

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget