tháng 5 2015

Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên là "khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước". - Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết này nhé.

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Blog Làm văn nghị luận

"Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của chúng ta trong thế kỉ XX, một nhà hơ của đất nước. Suốt đời anh đã sống cho đất nước, cho thơ". (Nguyễn Văn Hạnh)

Có thể nói chính "ánh sáng và phù sa" của cuộc đời mới đã gột rửa hết những tư tưởng và cảm xúc siêu hình cũ, phá tung sự chật chội của cái lồng cá nhân để nhà thơ dang cánh bay thẳng vào bầu trời nhân dân cao rộng, dùng "ánh sáng của lí tưởng làm vũ khí, phù sa của cuộc sống mới làm chất ngọt nuôi thơ". (Vũ Tuấn Anh)

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Chế Lan Viên đã dùng những hình ảnh thể hiện quy luật ngàn đời rất gần gũi nhưng lại vô cùng độc đáo và mới mẻ. Vị ngọt của tình yêu đôi lứa ví như cái rét ngọt của lúc đông về, như "cánh kiến hoa vàng", như "chim rừng lông trở biếc" mỗi xuân về. Tất ca nỗi nhớ ấy được khái quát lên thành tình yêu quê hương, đất nước. Chế Lan Viên đã rút ra một triết lí giản dị mà sâu xa, đó là sự hòa quyện giữa cái "tôi" với cái "ta", giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu của con người, yêu quê hương, Tổ quốc:
"Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Và:
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn"
Đất là nơi ta đến và đi, nơi ta sinh sống, làm nhà, trồng rau, cày ruộng,... Nó quan trọng, gần gũi và gắn bó với con người đến nỗi "khi ta ở", ta dường như quên mất sự hiện diện của nó, đến "khi ta đi", ta mới chợt nhớ đến nao lòng. Chính nỗi nhớ tha thiết ấy cùng với tình yêu là chất xúc tác diệu kì gắn kết cái riêng với cái chung, cái xa lạ thành gần gũi, biến những gì nhỏ bé thành lớn lao, cao cả... Phải chăng, chính nhờ lẽ đó mà tiếng hát nhớ thương kia đã thức dậy trong lòng ta tình yêu đất nước?
Con tàu tâm tường ấy đi theo lời vẫy gọi, mời gọi tha thiết của cuộc đời để rồi vun vút lao đi trong niềm vui sướng, yêu thương "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương", bởi "Tình yêu là đất lạ hóa quê hương". Con tàu đấy đang "đói những vành trăng", đang giục giã "gọi anh đi", khi chất chứa bao nỗi niềm, khát vọng "Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?"; khi lại đầy mơ mộng, lãng mạn "Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng"... Tất cả, tất cả làm nên con tàu của một hồn thơ hối hả, náo nức, khát khao được giao cảm, hòa mình vào "suối lớn mùa xuân" của đất nước, nhân dân.
Con tàu tâm tưởng của nhà thơ như đang xuyên hiện tại để trở về quá khứ, đem theo đầy nặng những toa nhớ, toa thương về cảnh vật và con người Tây Bắc.

Nét đặc sắc trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích "Đất Nước" (phần đầu chương V của trường ca) là những vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện, tất cả được soi chiếu bởi tư tưởng chủ đạo: "Đất Nước của Nhân dân".


Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Nét đặc sắc trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích "Đất Nước" (phần đầu chương V của trường ca) là những vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện, tất cả được soi chiếu bởi tư tưởng chủ đâọ: "Đất Nước của Nhân dân".

Đoạn thơ thể hiện những xúc cảm và suy tưởng về đất nước dưới dạng một cuộc trò chuyện tâm tình. Bài thơ khai triển theo lối cảm xúc phóng túng, tự do như một thứ tùy bút bằng thơ, nhưng thực ra vẫn có tứ với một hệ thống lập luận khá rõ. Tác giả tập trung thể hệ tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" trên ba bình diện chủ yếu:

- Trong chiều dài thời gian - lịch sử.
- Trong chiều rộng không gian - lãnh thổ, đại lí.
- Trong chiều sâu văn hóa - phong tục, lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc.
=> Ba phương diện được thể hiện trong sự gắn bó thống nhất.

1. Không gian địa lí của Đất Nước là biên giới lãnh thổ, là núi sông, rừng biển lung linh hùng vĩ.

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Không gian của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Không gian cộng đồng:
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
hay là niềm tự hào về nòi giống rồng tiên:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Sự hóa thân của Đất Nước vào cảnh vật thiên nhiên muôn đời:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
[...]
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
Những địa danh mang theo hồn người, hồn dân tộc: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên, "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"... => truyền thống tốt đẹp thấm nhuần trong những địa danh trải dài từ bắc chí nam.

2. Thời gian - lịch sử:

Huyền thoại Rồng Tiên, câu thơ sâu lắng suy tư, thiêng liêng hướng về nguồn cội:
Lạc Long Quan và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mạch nguồn chảy từ quá khứ đến tương lai với sợi dây huyết thống bền chặt và mạnh mẽ:
Những ai đã khuất núi
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Đánh thức tình cảm cội nguồn trong đáy tâm linh một cánh thành kính, ngưỡng vọng thiêng liêng:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Thổi vào thế hệ sau ngọn lửa, tiếp nối truyền thống muôn đời:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Nhắc đến nền văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, tác giả không nhắc đến những triều đại mà nhấn mạnh đến muôn vàn những con người bình dị, vô danh:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
=> Người chủ chân chính: Nhân dân - Cảm quan lịch sử mới mẻ về vai trò của nhân dân.

3. Đi dọc thời gian, NKĐ còn chuyển cái nhìn từ vai trò lịch sử sang vai trò văn hóa của nhân dân:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
[...]
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Hình ảnh nhân dân, con người VN bao thế hệ hiện ra thân thương qua dáng hình của mẹ, của bà, qua câu chuyện trầu cau với tình nghĩa vợ chồng sắt son, qua sự tích Thánh Gióng như khúc anh hùng ca hùng tráng đầy tự hào, nghĩa tình xóm làng.
Chất liệu ca dao như một sự đồng điệu, gặp gỡ trong tâm hồn giữa ông cha và con cháu đời sau:
Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu.

4. Đánh giá:

Ba phương diện: địa lí, lịch sử và văn hóa được thể hiện một cách thống nhất và sâu sắc. "Đất Nước là của Nhân dân" là tư tưởng cốt lõi, là hệ quy chiếu cho mọi cảm xúc, suy tư.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Chúng ta đã được biết đến Nguyễn Khoa Điềm qua bài thơ "Đất Nước" với niềm tự hào dân tộc cùng bao chất liệu văn hóa dân gian đầy ám ảnh. Blog Làm văn nghị luận gửi đến các bạn bài thơ "Mẹ và quả" với những liên tưởng thú vị, cảm động về mẹ, nhất là tâm tư của những người con đang "... hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh."


Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nguyễn Khoa Điềm

"Những lựa chọn trong cuộc đời không đơn giản chỉ là giữa đúng và sai. Đôi khi nó lại là giữa tốt hoặc tốt hơn, hay giữa xấu hoặc xấu hơn. Điều quan trọng nằm ở chính bản thân mình..." (Trần Đăng Triều). Vậy, giữa những va vấp của cuộc đời, bạn chọn cách buông xuôi, phó mặt hay đối mặt trong tâm thế lạc quan, kiên định, mạnh mẽ vượt qua, như Helen Killer từng nói: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày".


1. Giải thích:

- Khóc: là hành động biểu hiện cảm xúc của con người. Khi một người rơi nước mắt, có thể họ đang vô cùng hạnh phúc hoặc dĩ thật sự chìm trong tuyệt vọng, đớn đau. "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" - nhân vật tôi đang cảm thấy tuyệt vọng, bất lực trước sự bất hạnh của mình, buông xuôi, phó mặc... "Không có giày để đi" ngụ ý chỉ những bất hạnh, mất mát, khó khăn, thất bại mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua trong cuộc đời.
- Đem 2 hình ảnh "Không có chân để đi giày" so sánh với "không có giày để đi" nhằm mục đích chỉ ra rằng, sự thiếu thốn về vật chất trước mắt còn có thể bù đắp được, nhưng có những mất mát khác còn to lớn hơn rất nhiều lần.
- Câu nói mang đến thông điệp: Mỗi người cần nhìn sự việc một cách lạc quan, đa dạng, nhiều chiều, và không bao giờ được cuối đầu tuyệt vọng, buông xuôi trước những khó khăn, bất hạnh, chông gai cuộc sống.

2. Chứng minh:

- Cuộc sông luôn có những mảnh đời kém may mắn, bất hạnh hơn nhiều những thứ khó khăn mà chúng ta gặp phải trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Thế nhưng, họ luôn lạc quan và sống đầy ý nghĩa.
Dẫn chứng:
"Anh hùng Châu Á" - Chị Phạm Thị Huệ
Ước mơ của Thúy - Cô bé không may mắc phải bệnh ung thư nhưng vẫn kiên cường, mạnh mẽ.
- Cuộc sống không là một đường thẳng tắp mà luôn có những khúc quanh co, đầy chông gai. Và chính nó là thử thách để tôi luyện con người, giúp ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.
- Chúng ta không thể quyết định được chuyện gì sẽ đến với mình trong tương lai, thế nhưng, ta có quyền vượt lên hoàn cảnh đó bằng ý chí và nghị lực mạnh mẽ của chính mình.

3. Bài học:

- Nhìn sự việc một cách lạc quan, nhiều chiều.
- Luôn mạnh mẽ và kiên cường trước khó khăn, thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình.
- Xác định cho mình ước mơ đúng đắn và lấy nó làm động lực để vượt qua mọi thử thách, dẫn đường đến thành công.
- Những kẻ sống bi quan sẽ lãng phí những ngày sống hạnh phúc, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.


"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí". (Thép đã tôi thế đấy)

"Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những ước mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại."
"Bất cứ điều gì bạn có thể làm hoặc mơ ước làm, hãy bắt đầu ngay lập tức!
Sự can đảm mang trong nó cả sức mạnh, phép màu lẫn tài năng đặc biệt". (Goethe)

Một khi trái đất vẫn không ngừng quay, mặt trời vẫn không thôi tỏa nắng, thì mỗi ngày là một cơ hội mới cho chúng ta. Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó và bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua được nghịch cảnh. Những lúc ấy, bạn đừng quên câu danh ngôn "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn". (Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống)


1. Mở bài:

Một khi trái đất vẫn không ngừng quay, mặt trời vẫn không thôi tỏa nắng, thì mỗi ngày là một cơ hội mới cho chúng ta. Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó và bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua được nghịch cảnh. Những lúc ấy, bạn đừng quên câu danh ngôn "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn". (Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Mặt trời: tượng trưng cho sự sống, ánh sáng mang một vẻ đẹp rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc.
- Hướng về phía mặt trời: hướng về sự sống tràn ngập niềm vui, ánh sáng, nơi tồn tại những điều tốt đẹp.
- Bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn: miêu tả một sự thật hiển nhiên rằng khi bạn hướng mình về phía ánh mặt trời thì bóng của bạn sẽ ngả về sau. Điều đó ngụ ý rằng, khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.
- Đây là lời khuyên mọi người nên có một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương lai, biết hy vọng và tạo cho mình hy vọng.

b. Chứng minh:

- Mỗi chúng ta luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn. Chúng ta có lý tưởng, có ước mơ, hoài bảo... về một gia đình êm ấm, một công việc thích hợp, một mức lương khá khẩm hay là một tình yêu sâu sắc, những người bạn chân thành.
- Thế nhưng cuộc sống không là một đường thẳng tắp. Trong cuộc đời mỗi người hẳn phải đi qua những khúc quẹo, những thăng trầm, va vấp. Có đôi lúc, chúng ta tưởng chừng như cả thế giới đã quay lưng lại với chính mình, mọi thứ tồi tệ đến mức bạn không tìm được một điều gì để bám víu. Bạn thấy mình vô cùng cô đơn.
- Tuy nhiên, nếu bạn đủ mạnh mẽ và dũng khí để "đi xuyên qua nó", bạn sẽ thấy cuộc sống luôn là một bữa tiệc dành riêng cho những người mạnh mẽ. Bạn đủ dũng khí để đối diện, đủ mạnh để đương đầu. Khi bạn suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, bạn hướng mình về những điều tốt đẹp, bạn có động lực, mục đích cũng như là sự phấn chấn, cùng niềm tin mãnh liệt, đẩy lùi sự sợ hãi, tuyệt vọng...
- Dẫn chứng
Tôi biết một Donald Trump - một nhà tỷ phú nổi tiếng từng phá sản bốn lần. Thế nhưng, ông đã thành công khi vực dậy công ty mình dẫu có lúc tưởng chừng như vô vọng. Nếu không hướng về những điều tích cực, khát khao, ước mơ tốt đẹp mà chỉ trượt dài trong nỗi thất vọng, thì liệu ông có thành công gây dựng lại sự nghiệp của chính mình?
Bóng tối không chỉ phải trốn sau Donald Trump, mà còn phải nép mình sau chị Phạm Thị Huệ - anh hùng Châu Á - một trong những người bị nhiễm HIV dám công khai thân phận của mình. Với dũng khí và một nghị lực mạnh mẽ, ý chí kiên định cùng sự lạc quan, chị Huệ luôn hướng về phía mặt trời - nơi tồn tại những hoài bảo cao đẹp và tươi sáng nhất. Người phụ nữ được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là "anh hùng Châu Á" này khiến mọi người phải cảm thấy cảm phục trước tinh thần lạc quan của chị. Sự lạc quan của vị "anh hùng" này không chỉ giúp chị đẩy lùi bóng tối đeo bám mình mà còn tiếp sức, soi sáng cho nhiều hoàn cảnh khác cùng cảnh ngộ.
...

c. Mở rộng:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta dễ bị cuốn vào guồng quay vội vã, tất bật và việc bị áp lực đè nặng là không thể tránh khỏi. Vậy nên, thay vì lạc quan và tìm cách vượt qua, một số người vẫn chưa đủ sức để kiểm soát cảm xúc của chính mình. Họ sống những ngày dài trong trạng thái tiêu cực, luôn tự trách hay lo lắng hằng đêm, khiến cho cuộc sống chìm trong bầu không khí căng thẳng, u ám và tối tăm. Họ quên rằng khi "hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về sau". Vì thế, họ đánh mất đi những ngày hạnh phúc và cơ hội để vượt lên một tầm cao mới.

d. Bài học:

- Nhận thức:
Câu danh ngôn là một hành trang cần thiết cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên đúng đắn: phải luôn lạc quan và tin tưởng.
- Hành động:
Chúng ta cần suy nghĩ lạc quan hơn, sống tích cực và trân trọng từng giây phút được sống, nhất là tuổi trẻ. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình một "tinh thần thép", cố gắng vượt qua những giới hạn. Mỗi người đều cần có ước mơ, hoài bảo, lý tưởng sống đúng đắn và kiên định theo đuổi, làm động lực để vượt qua gian nan, thử thách.
Cũng như:
"Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra".
hay "Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường".

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget